Ứng dụng của khuôn đúc áp lực trong gia công công nghiệp
Gia công công nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề đa dạng và phong phú, chính vì vậy mà gia công trong sản xuất cũng đòi hỏi những kĩ thuật khác nhau. Có những sản phẩm có thể gia công bằng phương pháp đơn giản tuy nhiên cũng có những sản phẩm phải sử dụng kỹ thuật cao mới có thể sản xuất thành công. Để sản xuất những chi tiết phức tạp người ta thường sử dụng phương pháp đúc áp lực để chế tạo chi tiết và khuôn đúc áp lực là thành phần không thể thiếu trong phương pháp này.
Nguyên lý hoạt động của khuôn đúc áp lực
Đúc áp lực là công nghệ trong đó kim loại lỏng được đổ đầy khuôn và đông đặc dưới tác dụng của áp lực cao. Khuôn đúc áp lực bao gồm 2 nửa khuôn khi bắt đầu quá trình đúc hai nửa khuôn sẽ đóng lại, kim loại lỏng đã định lượng rót vào buồng ép. Thời gian rót rất nhanh chỉ khoảng phần chục của giây với tốc độ hàng trăm m/s, và áp suất khoảng vài trăm đến hàng nghìn atmostphere. Áp suất được duy trì đến khi vật đúc được đông đặc hoàn toàn. Rút ruột khỏi vật đúc, nửa khuôn di động tách khỏi nửa khuôn tĩnh. Chốt đẩy tống vật đúc ra khỏi khuôn kết thúc một chu trình đúc và chu trình mới lại bắt đầu.
Công dụng của khuôn đúc áp lực và yêu cầu kỹ thuật khi đúc
Đúc áp lực thường được dùng để chế tạo các chi tiết phức tạp như vỏ bơm xăng dầu, nắp buồng ép, van dẫn khí, kèn đồng… Hợp kim để đúc dưới áp lực thường là hợp kim thiếc, chì, kẽm, magiê, nhôm, đồng…
Tất cả những hợp kim dùng để đúc áp lực phải đạt những tiêu chuẩn: yêu cầu ít lẫn tạp chất sắt (vì sắt có nhiệt độ nóng chảy cao làm giảm tính chảy loãng của hợp kim, nếu sắt chưa chảy dễ làm cho khuôn mau mòn và tạo nên oxit sắt làm giảm cơ tính vât đúc). Yêu cầu hợp kim ít hoà tan khí vì khí hoà tan tạo nên rỗ khí, tạo nên oxit kim loại làm giảm cơ tính vât đúc. Hợp kim phải có khả năng chuyển động dễ dàng khi ở thể lỏng vì đúc dưói áp lực có tốc độ chuyển động tới hàng ngàn mét/ giờ, nếu kim loại lỏng khó chuyển động thì không điền đầy hết lòng khuôn
Lưu ý cần biết khi chế tạo khuôn
Vật liệu chế tạo khuôn, ruột và các chốt đẩy thường phải có độ bền, chịu ma sát, mài mòn, dẫn nhiệt tốt…Khuôn và các chi tiết của khuôn phải nhiệt luyện phức tạp để nâng cao tính năng làm việc cần phải mài nhẵn, đánh bong, mạ crom, phủ Niken. Cũng có thể dùng các công nghệ khác như nhuộm màu, anot hóa hoặc photphat hóa bề mặt. Chế tạo khuôn cần độ chính xác tuyệt đối để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúc chính vì vậy quá trình chế tạo khuôn phải được thực hiện nghiêm túc và được các kỹ sư lành nghề chế tạo. Do đó không thể tùy tiện chế tạo khuôn mà phải được thực hiện bởi các đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu như công ty Cường Phát mới có thể đảm bảo chất lượng khuôn đúc áp lực. Để biết then thông tin chính xác và yêu cầu đặt chế tạo khuôn khách hàng vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được tư vẫn kỹ hơn, quý khách có thể liện hệ qua hotline của công ty hoặc liên hệ trực tiếp để được giao dịch.